http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 08/01/2014
Khảo sát tốc độ cao tốc trong năm 2013

Hai năm qua, từ cuộc khảo sát trước, mạng ĐS cao tốc iếp tục tăng trưởng. Tuy vậy, những tuyến dành riêng cho cao tốc ở châu Âu và Viễn Đông còn rất hạn chế. Còn ở châu Mỹ, Nam Á, châu Phi và châu Đại dương, thực tế cũng chưa có dịch vụ chạy tàu nào đạt đúng nghĩa của thuật ngữ “cao tốc” hiện đại.

Xu hướng mới nổi


Khi quan điểm về cao tốc ngày càng đi vào chiều sâu thì cũng là lúc một số xu hướng ngày càng hiện rõ. Một trong những xu hướng đó ở châu Âu là xuất hiện nhiều công ty chạy tàu cao tốc độc lập sử dụng chung “hạ tầng mở” xuyên quốc gia.


Một xu hướng nữa đang phát triển là chạy tàu thứ cấp trên tuyến cao tốc. Ở Nhật Bản có tàu, chợ (dừng ở các ga) sử dụng tuyến cao tốc Shinkansen, thì ở Anh, Đức và Tây Ban Nha lại có nhiều tàu địa phương chạy thường xuyên trên một phần của tuyến cao tốc.


Xu hướng cuối cùng là sự phân cực tốc độ có thể đi theo hai phía. Khi bàn về tốc độ cao nhất thường là sự cân nhắc giữa khả năng kỹ thuật và khả thi về kinh tế. Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ xét về khoảng cách chạy tàu nên quyết định 250 km/h là đủ, gần đây Đức cũng quyết định tốc độ cao nhất tàu liên tỉnh thế hệ sau là 249 km/h.

Chạy chậm hơn để tiết kiệm năng lượng, thiết kế tàu đơn giản hơn để tiết kiệm chi phí cơ bản và chi phí bảo dưỡng, có thể là xu hướng mới của hai mô hình cao tốc. Khi khoảng cách giữa các điểm dừng rất dài như ở Trung Quốc, Mỹ hoặc Tây Ban Nha, tàu cần chạy với tốc độ 300 km/h hoặc cao hơn, nhưng đối với những khoảng cách ngắn như từ Ankara đến Konya hoặc Amsterdam đến Brussels thì tốc độ 250 km/h là lựa chọn tốt hơn cả.


Nhanh nhất trong nhanh nhất


Kết quả tổng thể cho thấy Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Đài Loan nổi lên là những “nhà vô địch” với tốc độ bình quân khu đoạn trên 250 km/h.


Một lần nữa Trung Quốc lại đứng đầu danh sách, không tới hai thập kỷ sau khi gia nhập đấu trường cao tốc. Tốc độ bình quân giữa hai điểm của tàu nhanh nhất Trung Quốc cao hơn tàu nhanh nhất của Pháp, nước đứng thứ 2, tới 40 km/h.


Pháp vẫn giữ vị trí thứ hai với mạng cao tốc hết sức thành công với tốc độ bình quân 271,8 km/h trên tuyến LGV Est giữa Lorraine TGV và Champagne-Ardenne TGV của con tàu nhanh nhất châu Âu. Trong khi tàu TGV 6134 lại thể hiện khả năng thực hiện tốc độ bình quân cao trên tuyến dành riêng, từ Aix-en-Provence TGV đến Paris, dài 730,6 km với tốc độ 275,8 km/h trên khu đoạn dài nhất châu Âu.


Tây Ban Nha, vượt Nhật Bản, đứng hàng thứ ba. Các tàu cao tốc Tây Ban Nha đều phải thực hiện một biểu đồ chạy tàu hết sức chặt chẽ và điều đó đã giúp Tây Ban Nha vượt lên trong bảng xếp hạng. Mặc dù RENFE hy vọng sẽ chạy tàu với tốc độ 350 km/h khi đưa hệ thống điều hành chạy tàu ETCS cấp 2 vào sử dụng, nhưng hiện nay tốc độ vẫn hạn chế ở mức 300 km/h. Theo gương của Pháp, Tây Ban Nha cũng đạt được kết quả cao khi chạy cao tốc đường dài trên đoạn Madrid – Barcelona, tàu AVE chạy 621 km trong ½ giờ, bình quân 248 km/h.


Nhật Bản, mặc dù tụt xuống hàng thứ tư, nhưng một số tốc độ đã được nâng cao so với khảo sát lần trước, ĐS Đông Nhật Bản đứng hàng đầu nhờ bắt đầu chạy tàu với tốc độ 320 km/h trên tuyến Tohoku Shinkansen. Tàu Hayabusa ĐS Đông Nhật Bản đã đẩy tàu nhanh nhất Nozomi của Trung Nhật Bản xuống hàng thứ 3 và 4. Những đoàn tàu đường ngắn xuyên Nhật Bản trên tuyến Joetsu Shinkansen, đã chạy không dừng đỗ giữa Omyia và Niigata với tốc độ bình quân 256 km/h.


Lá phiếu cuối cùng của “top 5 dẫn đầu” là Đài Loan, một lần nữa việc tăng tốc các đoàn tàu hiện có đã đưa THSRC (Công ty ĐS Cao tốc Đài Loan) vào câu lạc bộ 250+ với 22 đoàn tàu chạy giữa Zuoying và Taichung, dài 179,5 km, bình quân 256 km/h.


2/3 tốp dưới


l 200 km/h – 249 km/h


Trong số 2/3 ĐS cao tốc có tốc độ bình quân 200 km/h đến 249 km/h, Công ty International đứng đầu với tàu LGV Nord, nhanh nhất là tàu TGV chạy từ sân bay Charles-de-Gaule đi Brussels Midi.


Ở Đức, Công ty DB đã giảm căng thẳng trên đoạn giữa Frankfurt Flughafen và Siegburg nên đã kéo tốc độ bình quân trên tuyến Köln – Rhein-Main Neubaustrecke xuống còn 226 km/h, hạ Đức xuống hàng thứ 8.


Mặc dù giảm hai bậc, Hàn Quốc đã nâng cao các đoàn tàu cao tốc nhanh nhất đạt tốc dộ bình quân 212 km/h. Đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng là Thổ Nhĩ Kỳ, nước cuối cùng trong “tốp 10” đạt tốc độ bình quân 200 km/h. 
l 160 km/h – 199 km/h


Đứng thứ 11, nước Nga với tàu Sapsan 162 và Sapsan 163, chạy khu đoạn Bologoye – Chdovo, 201,0 km và khu đoạn Chudovo – Tver, 365,0 km, với tốc độ bình quân lần lượt 195,5 và 190,4.


Đứng thứ 12, nước Anh có tốc độ bình quân cao nhất là 176,6 km/h trên khu đoạn York – Stevenage với tàu IC225. Tiếp sau là Thụy Điển, với tàu X2000, khu đoạn Katrineholm –Skövde, tốc độ bình quân 170,8 km/h.


Thứ 14 là Bồ Đào Nha có tàu IC chạy khu đoạn Pinhal – Grandola, tốc độ bình quân 170,4 km/h. Mỹ đứng thứ 15 với 3 tàu chạy khu đoạn Wilmington – Baltimore Penn, tốc độ bình quân 169,4 km/h. Cuối cùng là Phần Lan, thứ 16 (tốc độ cao nhất 200 km/h) có 4 tàu Allegro, chạy khu đoạn Tikkurila – Lahti, tốc độ bình quân 160,0 km/h.


Lương Việt
(Theo ĐSTG số 7/2013)