3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đường sắt Việt Nam
- 1981: khởi công xây dựng tuyến Đường sắt đầu tiên Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885.
- 1882 - 1936: các tuyến đuờng chính đã được xây dựng theo công nghệ của Pháp theo loại khổ đuờng 1m và đã hình thành hệ thống chính về Đường sắt như ngày nay.
- 1945 - 1975: Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi thống nhất đất nước, Đường sắt Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh.
- 1976 - 1989: Chiến tranh kết thúc, Đường sắt đã hầu hết được nối lại, đặc biệt là tuyến Đường sắt Thống nhất Bắc Nam.
- 1989 - nay: Đường sắt Việt Nam tập trung thực hiện chương trình khôi phục và hiện đại hoá để phát triển Đường sắt trở thành một ngành vận tải chủ đạo thúc đẩy sự tăng truởng kinh tế của đất nước và kết nối với các Đường sắt trong khu vực.
3.2. Hệ thống Kết cấu hạ tầng Đường sắt Việt Nam hiện tại:
- Mật độ đường: 0.8 km/100 km2;
- Chiều dài: gần 2.600 km, bao gồm 6 tuyến đường sắt chính.
Ø Tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh ;
Ø Tuyến Hà Nội - Hải Phòng ;
Ø Tuyến Hà Nội - Lao Cai;
Ø Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng;
Ø Tuyến Hà Nội - Quán Triều;
Ø Tuyến Lưu xá - Kép - Uông Bí - Hạ Long.
- Tốc độ chạy tầu bình quân:
Ø Tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh: 70 Km/h
Ø Các tuyến khác: 40-50 Km/h
- Khổ đường: gồm 3 lọai
Ø Đường sắt khổ 1m: chiếm 84%;
Ø Đường sắt lồng khổ 1m/1.435m: chiếm 9.5%;
Ø Đường sắt khổ 1.435m: chiếm 6.5%.