http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 24/12/2015

PHÒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

I. Vị trí và chức năng

Phòng Quản lý xây dựng và kết cấu hạ tầng đường sắt là tổ chức thuộc Cục ĐSVN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành GTVT đường sắt.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

 1. Chủ trì tham mưu quy định việc áp dụng cụ thể một số tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực GTVT đường sắt phù hợp với pháp luật về đường sắt và thẩm quyền quản lý, điều hành của Cục ĐSVN.

2. Chủ trì tham mưu xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành GTVT đường sắt.

3. Về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt:

3.1. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định và thẩm quyền của Cục ĐSVN.

3.2. Tham mưu kiểm tra, rà soát kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hàng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

3.3. Chủ trì tham mưu thẩm tra, trình Bộ trưởng quyết định việc đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia và việc kết nối đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị (nếu có) với đường sắt quốc gia.

3.4. Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc công bố, phân loại, đặt tên, điều chỉnh, đóng, mở, tháo dỡ, đưa vào khai thác, dừng, tạm dừng khai thác công trình đường sắt theo quy định của pháp luật.

3.5. Chủ trì tham mưu thẩm tra, trình Bộ trưởng công bố cấp kỹ thuật của tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt và ga đường sắt.

3.6. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong xây dựng, công bố, cập nhật, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.

3.7. Tham mưu cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt quốc gia; quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia; cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia.

3.8. Tham mưu đề xuất Bộ trưởng quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt quốc gia.

4. Về hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt:

4.1. Tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, sử dụng, duy trì, bảo trì, vận hành, khai thác hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.

4.2. Kiểm tra, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quá trình vận hành, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu của hệ thống này theo quy định của pháp luật.

5. Về quản lý dự án đầu tư xây dựng:

5.1. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án được giao quản lý theo phân cấp.

5.2. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt theo hình thức đối tác công tư theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng.

5.3. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt (trừ các dự án do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ GTVT quyết định đầu tư) và các dự án khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

6. Tham mưu tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường sắt theo phân công của Bộ trưởng.

7. Tham mưu thực hiện việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do lãnh đạo Cục ĐSVN giao và theo quy định của pháp luật.