http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 23/07/2010

Tổng hợp thông tin báo chí về ngành GTVT thứ Sáu ngày 21/5/2010

Báo Hà nội mới (21/5) có bài “GPMB đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên: Cân đối, phân bổ thêm ít nhất 300 tỷ đồng” cho biết: Theo Ban QLDA 2 (Tổng cục ĐBVN), chỉ tính riêng ở Hà Nội, việc áp dụng chính sách đền bù mới theo Nghị định 69/2009/CP đã làm tăng kinh phí bồi thường GPMB lên khoảng 900 tỷ đồng. Với kế hoạch vốn năm 2010, đến nay không đủ chi trả cho các hộ dân, nên chưa thể thu hồi mặt bằng. Ban QLDA 2 cho biết, có nhiều đoạn tuyến nằm trên nền đất yếu, nếu không có mặt bằng sớm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ DA. Được biết, huyện Gia Lâm đã phải tạm ứng 7 tỷ đồng thuộc vốn ngân sách địa phương để chi trả bồi thường.

Trung tâm Phát triển quỹ đất Sóc Sơn cũng đã giải ngân hết 222 tỷ đồng chi trả bồi thường tại xã Việt Long, Xuân Giang và đang chờ vốn. Trước tình hình này, mới đây Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã yêu cầu các cơ quan của Bộ khẩn trương cân đối, phân bổ ít nhất 300 tỷ đồng phục vụ việc GPMB dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Báo Hà nội mới (21/5) có bài “Những cái "bẫy" trên đường Láng - Hòa Lạc” cho biết:  Trên đường Láng - Hòa Lạc có rất nhiều cục bê tông nằm chỏng trơ dưới lòng đường, gây ra hàng loạt vụ tai nạn GT. Tại hiện trường nhận thấy suốt đoạn đường dài khoảng 3km có hàng nghìn khối bê tông nằm lăn lóc giữa đường. Người điều khiển phương tiện GT chỉ sơ ý 1 chút là lập tức đâm vào. Được biết, những khối bê tông này chính là "vỉa ba toa", trước kia dùng để ngăn mép đường với ruộng lúa. Khi đường Láng - Hòa Lạc mở rộng, 2 bên lề đường tiếp giáp với ruộng được thay thế bằng hàng rào tôn hộ lan. Đáng lý sau khi hoàn thiện, đơn vị thi công phải di chuyển các khối bê tông đến vị trí thích hợp, nhưng họ không làm và thế là những khối bê tông đó trở thành những cái "bẫy", gây nguy hiểm cho người đi đường. Trung tá Phan Doãn Lộc, Đội phó Đội cảnh sát giao thông (Công an huyện Từ Liêm) cho biết: Chỉ trong một thời gian ngắn, tại đây xảy ra hàng chục vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện GT sơ ý đâm vào các khối bê tông. Thường các vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, hoặc lúc sẩm tối. Nhiều lần Công an huyện đã đề nghị Ban QLDA đường cao tốc Láng - Hòa Lạc chuyển các tấm bê tông nằm giữa đường vào vị trí an toàn, song đến nay vẫn chưa ai làm, tiếp tục gây nguy hiểm cho người tham gia GT. Rất mong Ban QLDA đường cao tốc Láng - Hòa Lạc khẩn trương di dời những cái bẫy đó, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Báo VnExpress, Tuổi trẻ, SGGP... (21/5) có bài “Dự án đường sắt cao tốc chiếm 50% GDP đất nước” cho biết: Theo Bộ trưởng Bộ GTVTHồ Nghĩa Dũng, tính khả thi của DA đường sắt cao tốc Bắc Nam được tính toánchỉ mất 5 giờ, tiết kiệm chi phí về thời gian và góp phần giảm áp lực vận tải cá nhân trên đường bộ, giải quyết UTGT. Về tương lai, đường sắt cao tốc liên kết với đường sắt nội đô cũng như các phương thức vận tải HK, đường biển tạo bức tranh vận tải đa phương thức, đảm bảo cho phát triển KT cả nước, giảm tỷ lệ TNGT. Ngoài ra, tuyến đường sẽ góp phần giao lưu KT các vùng miền tốt nhất, đảm bảo an ninh quốc phòng. Có thể nói rằng, hiệu quả KT đơn thuần thì không cao song DA có thế lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn. Ngoài ra, hiệu quả ở đây cần xét trên yếu tố cộng đồng. Cũng theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, DA này Chính phủ mới báo cáo đầu tư trước Quốc hội, để Quốc hội quyết định có làm hay không. Nếu được chấp thuận thì Bộ GTVT sẽ bàn với đối tác về khả năng vay vốn thế nào, lãi suất ra sao, thời gian vay, các điều kiện... Đây là DA rất lớn, chiếm 50% GDP 1 năm của đất nước, kéo dài đến năm 2035. Trong 10 năm đầu huy động hơn 2 tỷ USD 1 năm, những năm sau sẽ huy động hơn 4 tỷ USD 1 năm. Xét về tổng thể, đầu tư cho GTVT hiện nay mới chiếm 7% tổng đầu tư của XH trong khi kinh nghiệm quốc tế, đầu tư cho GTVT chiếm khoảng 15%. Nếu có DA đường sắt cao tốc thì đầu tư cho GT tăng lên 15%, vẫn nằm trong giới hạn cho phép mà không ảnh hưởng vào các ngành KT khác. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng cho biết, chi phí của DA theo tính toán của Nhật Bản là tương đối cao, bao gồm chi phí dự phòng tới 13%, nên khả năng phát sinh vượt dự kiến không lớn. Song chí phí có thể tăng ở phần GPMB do phải di dân, tái định cư... Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, nhìn chung chi phí đầu tư chỉ xấp xỉ mức 56 tỷ USD. DA đường sắt cao tốc cũng đưa 4 phương án, trong đó có cả phương án mở rộng khổ đường sắt hiện nay. Song chúng ta hình dung, nếu bên cạnh tuyến đường 1 m hiện nay có thêm tuyến đường mới 1,4m thì hành lang đường sắt sẽ phải mở rộng thêm 20 m. Như vậy không khả thi, còn tốn kém hơn nữa. Đường sắt cao tốc là DA rất lớn, chúng ta phải tính toán tất cả yếu tố rủi ro. Nếu đạt yêu cầu về an toàn thì chúng ta mới làm.