http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 26/08/2010

Tích hợp công nghệ cao trong lĩnh vực đường sắt

Tích hợp công nghệ cao trong lĩnh vực đường sắt

Trung tuần tháng 6 vừa qua, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), IBM chính thức khai trương Trung tâm Sáng tạo đường sắt toàn cầu mới giúp gắn kết các nhà lãnh đạo công nghiệp, các nhà nghiên cứu và các trường đại học đi tiên phong trên thế giới phát triển các hệ thống đường sắt thế hệ công nghệ cao.

Trung tâm sẽ tập trung vào giải quyết những thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp đường sắt, bao gồm: Đặt chỗ và dịch vụ hành khách; Sử dụng tài sản thông minh và cải thiện năng suất; Theo dõi đường ray và cơ sở hạ tầng; Xây dựng lịch trình; Quản lý cước; Hoạt động thân thiện với môi trường. Được đặt tại Bắc Kinh, Trung tâm Sáng tạo đường sắt sẽ có hệ thống hoạt động trên toàn thế giới, với các nhà tư vấn về đường sắt, chuyên gia phần mềm, các nhà toán học và đối tác kinh doanh của IBM.
Keith Dierkx, Giám đốc trung tâm mới của IBM cho biết: “Sự tăng trưởng dân số và đô thị hóa tạo ra nhu cầu cao về các hệ thống đường sắt hiện đại. Các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng hiểu rằng vận tải đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc kết hợp giữa những chuyên gia hàng đầu lĩnh vực và những công nghệ tiên tiến, chúng tôi có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nâng cao năng lực, hiệu suất, độ an toàn của đường sắt cũng như dịch vụ khách hàng, tạo ra những mạng lưới đường sắt thông minh hơn trên toàn thế giới”.
Công nghệ thông minh được đến tận đường ray
Những mạng lưới đường sắt mới sẽ chứa hàng triệu cảm biến (sensors) để theo dõi mọi thứ, từ tốc độ tàu cho đến việc khi nào thì phanh cần phải được thay thế. Việc xây dựng những mạng lưới đường sắt thông minh này đòi hỏi một hệ thống tích hợp, có năng lực cao để thu thập, quản lý và phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ các đường ray, thông qua các con tàu và nhà ga, đồng thời đi qua các quy trình bảo dưỡng.
Đường sắt Hà Lan, một trong những đơn vị vận tải đường sắt bận rộn nhất châu Âu đã sử dụng phần mềm phân tích tiên tiến của IBM để phân tích, đánh giá 56.000 biến số, bao gồm cả cơ sở hạ tầng đường sắt và nhu cầu của hành khách để điều vận, lập lịch trình hơn 5.000 con tàu mỗi ngày, nhờ đó đã nâng cao hiệu suất hoạt động lên 6% và mức tiết kiệm hàng năm ước tính là 20 triệu euro. Mô hình này cũng có thể được áp dụng cho các dự án tương lai đang được triển khai bên ngoài phạm vi trung tâm đường sắt mới.
Độ tin cậy và an toàn
Theo một báo cáo gần đây của IBM có tiêu đề phát triển các hệ thống đường sắt thông minh hơn, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực vận tải đường sắt trên toàn thế giới đang tập trung vào các vấn đề liên quan đến dung lượng và tắc nghẽn, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy cũng như tình trạng an ninh và đảm bảo an toàn. Một lĩnh vực trọng tâm là bảo đảm an toàn và bảo dưỡng phòng ngừa. Những năng lực thông minh hơn cùng với thông tin có thể giúp ngăn chặn những tai nạn trước khi chúng xảy ra. Việc phát hiện sớm sử dụng cảm biến về những sự cố hệ thống có khả năng xảy ra sẽ cung cấp một chế độ bảo dưỡng phòng ngừa tối ưu hơn và những năng lực giám sát khác nhau dành cho cơ sở hạ tầng như đường ray và cầu cũng có thể giúp giảm sự gián đoạn đối với các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Cải thiện dịch vụ khách hàng
Trung tâm đường sắt cũng sẽ nghiên cứu các vấn đề về dịch vụ khách hàng. Sử dụng năng lực tập trung dữ liệu thông minh, một hệ thống đường sắt thông minh hơn có thể mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao hơn. Những ứng dụng mới bao gồm phương thức mua vé và nhận thông báo về các tuyến tàu bị trễ sử dụng một thiết bị di động, đặt chỗ ngồi và đạt được tỷ lệ tàu đến đúng giờ gần như hoàn hảo.