http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 27/11/2015

Để đường sắt giảm tải cho đường bộ

Để đường sắt giảm tải cho đường bộ

Cách đây gần 20 năm, khi dự án làm mới QL5 Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành, đi vào khai thác...

Việc CPH các đơn vị đường sắt gặp khó khi chuyển đ
Làm thế nào để đường sắt giảm tải cho đường bộ?

 Cách đây gần 20 năm, khi dự án làm mới QL5 Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành, đi vào khai thác, người dân đi lại trên tuyến vô cùng phấn khởi. Đường rộng thênh thang hai làn, ô tô chạy chỉ mất khoảng 2 giờ cho khoảng cách 100 km. Rất nhanh nhạy, các doanh nghiệp vận tải tư nhân đua nhau sắm xe khách, xe tải, xe container để hút khách, hút hàng. Xe khách chất lượng cao cứ 15 phút có một xe xuất bến, giá vé lại bao gồm cả chai nước khoáng, khăn lạnh. Xe tải, xe container thì giá cước linh hoạt; Trong khi đó, giá cước đường sắt chậm điều chỉnh so với thị trường, lại phải chờ đợi toa xe… Thế là, vận tải đường bộ hút hết hành khách, hàng hóa của đường sắt.

Nhưng với lưu lượng phương tiện qua lại quá cao, mới chỉ hơn chục năm đường 5 đã quá tải: Mặt đường xuống cấp; mật độ ô tô dày đặc. Xe khách chạy trên tuyến phải mất hơn 3 giờ, chậm hơn cả tàu hỏa. Chính vì thế, cách đây vài năm, Bộ GTVT đã chỉ đạo TCT Đường sắt VN xây dựng và triển khai đề án đường sắt giảm tải cho đường bộ trên tuyến. Đề án xây dựng xong đã lâu. Đường sắt đã tích cực gặp gỡ các chủ hàng, bàn hợp tác vận chuyển trên tuyến nhưng rốt cuộc vẫn không thể thực hiện được. Một chuyên gia vận tải đường sắt thẳng thắn: “Không thể thực hiện được với khoảng cách vận chuyển ngắn như vậy”. Ông phân tích: “Hàng từ cảng Hải Phòng về, nếu đi bằng tàu hỏa thì chỉ về được đến ga Yên Viên. Từ đây, muốn đi tiếp các điểm tại Hà Nội lại phải cẩu container hoặc dỡ hàng sang xe ô tô, phát sinh chi phí bốc xếp, vận chuyển đường ngắn, nhiều khi còn cao hơn cả giá cước ô tô Hải Phòng - Hà Nội. Trong khi đó, đi bằng ô tô có thể về đến điểm dỡ hàng luôn. Chính vì vậy, ngay cả khi Bộ siết chặt tải trọng đường bộ vào đầu năm ngoái, chủ hàng vẫn chấp nhận đi ô tô đúng tải trọng chứ không chuyển sang đi bằng đường sắt”.

Còn với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai vừa mới đưa vào khai thác hơn một năm đã xuất hiện thực trạng xe tải, xe container “cày” mặt đường, đến nỗi có người gọi xe quá tải trên tuyến này là “giặc”. Trong khi đó, năng lực vận chuyển đường sắt sau khi cải tạo, nâng cấp đã được nâng lên. Hiện, đường sắt đang chủ động làm việc với các cơ quan, ban ngành tỉnh Lào Cai để bàn biện pháp tham gia giảm tải cho đường bộ, vừa là nắm bắt cơ hội tăng sản lượng vận tải đường sắt vừa góp phần bảo vệ chất lượng đường bộ trên tuyến. 

Nguồn: Báo Giao thông