http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 01/09/2015

Dự án cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai

Dự án cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai

Bối cảnh 

Mạng lưới đường sắt của Việt Nam có chiều dài khoảng 3000 km. Được xây dựng chủ yếu từ đầu thế kỷ XX, mạng lưới này đã bị tổn thất lớn (đường ray, cầu và hầm) do chiến tranh. Sự chia rẽ đất nước trong vòng 20 năm cũng đã kéo theo những thể thức phát triển và khai thác khác biệt nhau.
Trục xương sống của mạng lưới này là tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Lào Cai (biên giới với Trung Quốc). Dự án cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai thuộc trục chiến lược này, và liên quan đến 285km đường sắt kết nối ngoại ô Hà Nội với thành phố Lào Cai ở biên giới Trung Quốc.
Mức đầu tư trong ngành này còn thấp và chi phí chủ yếu liên quan tới duy tu bảo dưỡng. Sự phát triển ngành đường sắt dường như là một sự cần thiết ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận tải khoảng cách trung bình và xa, biết rằng đường sắt là một lĩnh vực có lợi ích về kinh tế và cũng là một trong những công cụ hỗ trợ cho sự hòa nhập với khu vực.
Các mục tiêu 
Dự án này nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhất là các vùng nghèo ở phía Bắc, thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải ngày càng tăng (cả về lượng và về chất) và giảm chi phí vận tải. Dự án cũng sẽ cho phép đóng góp vào sự hòa nhập của Việt Nam với tiểu vùng GMS (Greater Mekong Subregion), qua việc tối ưu hóa một phần của hành lang Côn Minh (Trung Quốc) – Hải Phòng (bản thân trục này cũng là một phần của trục đường sắt SKRL – Singapore Kunming Rail Link) của ASEAN.
Dự án cũng hướng tới cải thiện hiệu quả và tính hấp dẫn của ngành đường sắt Việt Nam đối với khu vực tư nhân, thông qua sự tối ưu hóa những đặc trưng vật lý của tuyến và qua đó là tối ưu hóa những điều kiện khai thác, cũng như thông qua sự hỗ trợ thể chế dành cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), là đơn vị khai thác vận hành tuyến.

Mô tả dự án 
Dự án này đã cho phép cải tạo và tăng công suất vận tải của tuyến Yên Viên – Lào Cai, đây là tuyến một đường ray dài 285km không chạy điện. Tuyến này là một phần trong hành lang GMS Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng. Chương trình quy hoạch này dự kiến 4 hợp phần chính :
1. Hợp phần đường ray
Hợp phần này xử lý khoảng 173 km tuyến và điều chỉnh đường tuyến hiện tại để giảm bớt những hạn chế về công suất do những khúc quanh quá chật hẹp, xử lý những vấn đề liên quan đến nước chảy qua tuyến và thiếu sự ổn định nền đất ở gần sông Hồng, thay thế các thanh ray hiện có đặc biệt ở những khúc quanh khó nhất và các bộ ghi đường sắt tương ứng, (iv) thay thế các thanh tà vẹt nửa bloc bê tông – thép (khiến cho đá balat xuống cấp nhanh hơn) hoặc bằng gỗ bằng các tà vẹt bằng bê tông dự ứng lực và (v) lát đá balat lại cho tuyến đường.
2. Hợp phần cầu
Dự án dự kiến xây dựng 2 cầu mới, cải tạo 13 cầu khác bị tổn hại do chiến tranh và bị hao mòn, và thay thế 38 cầu khác. Mục đích của hợp phần này là tăng giới hạn về tốc độ hiện đang là 35km/h và thậm chí chỉ là 15km/h ở gần Yên Viên.
3. Hợp phần nhà ga (hiện có 33 nhà ga dọc tuyến)
Dự án dự kiến quy hoạch những đường tránh mới (480m dài mỗi đường tránh) tại 5 nhà ga và mở rộng các đường tránh hiện tại ở 6 nhà ga khác, để cho phép khai thác những đoàn tàu dài 400 m và có trọng tải 1 200 tấn, và tối ưu hóa các thiết bị (sân ga, kho,…) tại 5 nhà ga trong đó có ga Lào Cai. Chương trình này bổ sung cho việc VNR xây dựng nhà ga Cầu Nho, trên một đoàn dài 14,2 km.
4. Hợp phần An toàn
Các biện pháp này được triển khai bằng nguồn vốn tài trợ trong nước. 8 điểm giao cắt hiện tại với đường giao thông, « chính thức » và có hệ thống báo hiệu, đã được cải tạo với việc gia cố các kết cấu nền và/hoặc lắp đặt các thanh chắn. Ở một số điểm giao cắt không chính thức, việc lắp đặt các rào chắn đã cho phép hướng những người qua lại đến các điểm giao cắt được phép đi qua và được bảo đảm an toàn.
Tác động 
Kinh tế Việt Nam nói chung (nhất là phía Bắc, một trong những vùng nghèo nhất cả nước) và ngành đường sắt nói riêng sẽ hưởng lợi từ dự án này, là một dự án phù hợp với chiến lược cấp khu vực (Greater Mekong Subregion).  Dự án sẽ cho phép giảm chi phí vận tải và tạo thuận lợi cho những trao đổi trong nước và giữa Việt Nam với Trung Quốc, nhờ những khoản đầu tư vật chất cũng như nhờ cam kết của AFD tiến hành những hoạt động để củng cố tình hình của ngành (hỗ trợ cải thiện quản lý tài chính của VNR).

Nguồn: Internet