Thủ đô của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dân số cao, Hà Nội hiện vẫn chưa có một mạng lưới giao thông công cộng khối lớn xứng tầm. Để khắc phục tình trạng này và làm chủ những hệ quả về ô nhiễm, sức khỏe cộng đồng và giảm hiệu suất, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành xây dựng một mạng lưới đường sắt đô thị, trong đó AFD cùng một số nhà tài trợ khác đã được lựa chọn để tài trợ cho tuyến đường sắt đô thị thí điểm.
Lượng giao thông bằng ô tô tăng gấp 30 lần trong vòng 10 năm.
Giao thông ở Thủ đô Hà Nội đã đi xuống trầm trọng trong những năm gần đây. Nguyên nhân của tình trạng này là sự tăng dân số (theo dự báo chính thức của thành phố : 6,2 triệu dân năm 2012, 8 triệu năm 2020), sự tăng diện tích đô thị (+4,6% mỗi năm) và tăng cường sử dụng phương tiện gắn máy ở các hộ gia đình. Từ năm 1995 tới năm 2005, số lượng xe máy đã tăng gấp 6 lần, số lượng ô tô tăng 30 lần !
Từ 20 năm trở lại đây, các trung tâm dân cư lớn của Việt Nam có sự đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội mạnh.
Ở Hà Nội, sự thống trị của xe máy (3,7 triệu xe máy, tương đương với 600 xe máy cho 1 000 người dân, biết rằng 78% sự đi lại của người Hà Nội là bằng xe máy) gắn với sự tăng lượng ô tô mới đây đã tạo ra rất nhiều sự tác động tiêu cực, cả về tắc nghẽn giao thông và an toàn đường bộ cũng như sức khỏe cộng đồng.
Hiện tại, mới chỉ có xe buýt là một lựa chọn thay thế cho các phương tiện giao thông cá nhân. Tuy nhiên, dù mới tổ chức lại mạng lưới xe buýt vào năm 2011 và có sự tăng gấp 30 lần mật độ xe buýt trong 6 năm, mạng lưới này không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về giao thông nội đô (chỉ có 1 000 xe buýt cho mạng lưới của thành phố).
Để giải quyết « khủng hoảng giao thông đô thị » cấp bách này, thành phố Hà Nội đã thông qua một quy hoạch tổng thể được cập nhật vào năm 2007 – 2008, với dự kiến một mạng lưới 5 tuyến đường sắt đô thị sẽ được hoàn thành trong thời gian từ nay tới năm 2030.
Đưa tuyến đường sắt vào khai thác từ năm 2018
AFD tham gia tài trợ cho tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, được coi là tuyến « thí điểm ». Với chiều dài là 12,5 km (8,5 km trên cao, 4km đường hầm) khi đi vào hoạt động (dự kiến là năm 2015), tuyến này sẽ được kéo dài lên 21 km vào năm 2020, tiếp đó là 33 và 48 km vào năm 2030.
Mục tiêu : đảm bảo cho một nửa lượng người đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng
Một nửa số người đi lại sẽ sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Đó là mục tiêu của quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội cho tới năm 2020.
Nhìn chung, sự phát triển giao thông công cộng đô thi cho phép hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và hiệu suất của các hoạt động trong thành phố, tăng khả năng đi lại của người dân và khả năng của người dân trong tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục và hòa nhập với đời sống kinh tế (đặc biệt là phụ nữ, vốn có ít phương tiện di chuyển cá nhân hơn đàn ông, và những người dân nghèo nhất), và cuối cùng là hạn chế ô nhiễm đô thị và cải thiện điều kiện sống của người dân.
Tuyến đường sắt đô thị của TP Hà Nội phù hợp với những yêu cầu định hướng của AFD trong lĩnh vực giao thông : làm chủ được tình trạng tắc nghẽn giao thông đô thị và phát thải hiệu ứng nhà kính, với cách tiếp cận đa phương thức.
Những tác động mong đợi :
Khi được đưa vào vận hành khai thác năm 2018, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sẽ có 230 000 hành khách/ngày, số lượng khách này sẽ tăng lên 428 000 năm 2020, và sau khi kéo dài tuyến, sẽ đạt mức 750 000 khách vào năm 2030.
Dự án Nhổn – ga Hà Nội sẽ cho phép tiết kiệm khoảng 20 000 tấn tương đương CO2 trong thời gian từ 2010 tới 2030. Theo những nghiên cứu do FFEM tài trợ, sự phát triển giao thông công cộng tại TP Hà Nội sẽ làm giảm một nửa mức phát thải ô nhiễm địa phương vào năm 2020. Theo đó, mức tiêu thụ năng lượng cũng sẽ giảm 30%.
Cuối cùng, dự án này sẽ cho phép giảm số lượng tai nạn giao thông đường bộ. Khi chưa có dự án, số lượng tai nạn giao thông được ước tính là 3 500 tai nạn/năm (trong đó có 900 tai nạn chết người), số lượng này sẽ được giảm xuống 2 100 (trong đó có 500 tai nạn chết người) sau khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động.
Chi phí và tài trợ
AFD tài trợ cho tuyến đường sắt đô thị này với một khoản vay 110 triệu EUR và một khoản viện trợ không hoàn lại 0,5 triệu EUR. Cùng tham gia tài trợ dự án còn có Quỹ dành cho các nước mới nổi (RPE) của Bộ Kinh tế Tài chính Pháp, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB). Dự án cũng được hưởng một khoản viện trợ không hoàn lại 1,27 triệu EUR của Quỹ Môi trường Thế giới Pháp (FFEM). Chủ dự án là Ban Quản lý Đường Sắt Đô thị Hà Nội (MRB) đã huy động tập đoàn Systra (Pháp) để thực hiện phần thiết kế cho tuyến.
Tổng chi phí của dự án hiện được ước tính là gần 1,2 tỷ EUR, tăng thêm 460 triệu EUR so với ước tính tại nghiên cứu khả thi năm 2009. Do vậy, các nhà tài trợ đã được đề nghị dành cho dự án những khoản tài trợ bổ sung. Theo đó, AFD đang xem xét khả năng cấp một khoản vay bổ sung với số tiền 70 triệu EUR.
Nguồn: Internet