http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 24/11/2015

Bộ GTVT tiết giảm chi phí đầu tư hơn 57 nghìn tỷ đồng

Bộ GTVT tiết giảm chi phí đầu tư hơn 57 nghìn tỷ đồng

Đại công trình nâng cấp, mở rộng QL1 và QL14 là hai dự án tiết giảm tổng mức tổng mức đầu tư nhiều nhất của ngành GTVT từ trước đến nay với 17.082 tỷ đồng.

 

 
Thu hien nghi quyet 11 của chinh phu, Bo GTVT da t
Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Bộ GTVT đã tiết giảm được khoảng 57.242 tỷ đồng chi phí đầu tư dự án so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu.

Bộ GTVT vừa công bố thông tin về kết quả rà soát áp dụng các giải pháp để tiết giảm chi phí đầu tư của các dự án từ khi thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đến tháng 11/2015 với số tiền tiết giảm khoảng 57.242 tỷ đồng.

Ông Dương Viết Roãn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, từ năm 2011 đến nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo rà soát 68 dự án, tiết giảm được khoảng 57.242 tỷ đồng so với mức vốn tổng mức đầu tư ban đầu.

Cụ thể, Bộ GTVT đã rà soát phân kỳ thời gian đầu tư các dự án (ước tính giảm 13.463 tỷ đồng); rà soát phân kỳ quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật (giảm 16.245 tỷ đồng); kiểm định, gia cường để kéo dài thời hạn khai thác của các cầu (giảm 1.658 tỷ đồng); rà soát lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm (giảm khoảng 15.658 tỷ đồng); đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ thi công nên tiết kiệm được kinh phí GPMB, chi phí dự phòng trượt giá và lãi vay đối với các dự án BOT, tiết kiệm 5% dự toán đối với các dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sử dụng vốn TPCP (giảm khoảng 9.934 tỷ đồng).

Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT cho biết thêm, đại công trình nâng cấp, mở rộng QL1 và QL 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) là hai dự án tiết giảm tổng mức tổng mức đầu tư nhiều nhất của ngành GTVT từ trước đến nay với 17.082 tỷ đồng. Trong đó, các dự án sử dụng vốn TPCP tiết giảm 14.259 tỷ đồng, các dự án BOT tiết giảm 2.823 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu để hai dự án tiết giảm được số tiền kỷ lục chính trên là việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành từ 12 đến 18 tháng so với kế hoạch.

Trong tổng số vốn dư 14.259 tỷ đồng từ nguồn TPCP của các dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, số tiền tiết giảm do chênh lệch giữa tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án và tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt là 4.485 tỷ; giảm 1.070 tỷ do thực hiện hình thức chỉ định thầu mà Chính phủ cho phép; giảm 686 tỷ chi phí GPMB do công tác này được trực tiếp lãnh đạo các địa phương và nhân dân vùng dự án vào cuộc nên giải phóng mặt bằng rất nhanh; giảm 6.290 tỷ đồng do rút ngắn thời gian thi công 12 tháng với QL1 và 18 tháng với QL14; giảm 1.728 tỷ do trong quá trình triển khai Bộ GTVT đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khâu thiết kế, dự toán, biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính kinh tế và giá thành công trình, điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp với thực tế…

“Việc triển khai các dự án này đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, công tác lập tổng mức đầu tư, lập dự toán các dự án đều theo quy định của Luật Xây dựng cùng các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, dự toán của các dự án đều được Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) thẩm định trước khi Bộ GTVT phê duyệt”, lãnh đạo Cục QLXD&XLCTGT cho biết.

Nguồn: Báo Giao thông