http://vnra.gov.vn/van-ban
Ngày cập nhật : 02/10/2017

Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm về chính sách ATGT đường sắt

Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm về chính sách ATGT đường sắt
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Đường sắt Việt Nam phối hợp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo về chính sách ATGT đường sắt. Tham dự Hội thảo có ông Đặng Sỹ Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam; ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; đại diện Lãnh đạo KOICA và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Tại Hội thảo, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - An toàn giao thông đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trong 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm xảy ra 384 vụ TNGT đường sắt, làm chết 164 người, làm bị thương 249 người. Ngoài thiệt hại về người, TNGT đường sắt còn gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho ngành Đường sắt và cho toàn xã hội. Ngoài thiệt hại về người, TNGT đường sắt còn gây thiệt hại nghiêm trọng về của cải vật chất cho ngành Đường sắt và cho toàn xã hội.

ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - An toàn giao thông đường sắt,

Ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - ATGT đường sắt trình bày báo cáo tại Hội thảo

Theo ông Phạm Nguyễn Chiến, xét về nguyên nhân, trên 94% số vụ TNGT đường sắt xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nghĩa là do người tham gia đường bộ vi phạm pháp luật về ATGT đường bộ, đường sắt gây TNGT trên đường sắt.

9 tháng đầu năm 2017, xảy ra 219 vụ TNGT đường sắt do nguyên nhân khách quan; trong đó, 04 vụ xảy ra tại ĐN có người gác (chiếm 2 %); 16 vụ xảy ra tại ĐN phòng vệ bằng hệ thống thiết bị CBTĐ (chiếm 7%); 16 vụ xảy ra tại ĐN phòng vệ bằng BB (chiếm 7%); 89 vụ xảy ra tại lối đi tự mở (chiếm 41%); 94 vụ xảy ra dọc 2 bên đường sắt (chiếm 43%)...

Ông Phạm Nguyễn Chiến cho biết, thời gian tới, để bảo đảm ATGT đường sắt phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ; chủ động, tham gia tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để sớm xây dựng các văn bản liên quan đến việc thi hành Luật Đường sắt sửa đổi 2017. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT với UBND các tỉnh có đường sắt đi qua trong công tác đảm bảo ATGT tại các giao cắt cùng mức giữa đường sắt và đường bộ.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt tín hiệu cảnh báo tự động, cần chắn tự động cho 507 đường ngang phòng vệ bằng biển báo, phấn đấu hoàn thành vào năm 2020. Đề xuất Chính phủ, Bộ GTVT tập trung đầu tư các dự án theo Quyết định 994 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự ATGT đường bộ, đường sắt. Trong đó tập trung vào các hạng mục: cắm mốc chỉ giới hành lang ATGT đường sắt, làm hàng rào hộ lan, đường gom, cải tạo đường ngang.

Lãnh đạo Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN và đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tham dự Hội thảo.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ATGT đường sắt: lắp đặt hệ thống cần chắn tự động tại các đường ngang; điều chỉnh âm thanh còi tàu cho phù hợp; lắp đặt thiết bị giám sát hành trìnhđoàn tàu... Tiếp tục vận động và triển khai thực hiện việc xã hội hóa về công tác đảm bảo TTATGT đường sắt đẩy mạnh các phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, phong trào “Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang”...

Đồng thời đề xuất chính quyền địa phương, cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phát luật về TTATGT đường sắt. Tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng, các cơ quan truyền thông đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường sắt...

Ông Yeon Hyun An, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cho biết, Hiện ĐSVN đang quản lý tổng chiều dài 3.051km đường sắt, trong đó số nút giao cắt giữa đường bộ với đường sắt là 5564 điểm. Trong số 5564 nút giao cắt này, có 1516 nút giao cắt đồng mức, 4048 điểm là lối đi tự mở bất hợp pháp do người dân sống quanh khu vực đường sắt đã tự ý sử dụng gỗ hoặc đổ bê tông vào khu vực giữa 2 đường ray để tiện đi lại.

Theo ông Yeon Hyun An, vấn đề những đường ngang dân sinh tự phát bất hợp pháp này đã khiến phát sinh thường xuyên các vụ va chạm giữa xe máy băng ngang đường ray với tàu hỏa làm nhiều người chết. Chính phủ đã gọi tên những điểm nóng thường xuyên phát sinh tai nạn giao thông là “Điểm đen” để có kế hoạch quản lý 1 cách hệ thống, song vẫn chưa có những tiêu chí để đánh giá lựa chọn, quản lý điểm đen. Do đó tư vấn sẽ tập trung vào vấn đề này.

“Dựa theo kết quả phân tích mức độ nguy hiểm, áp dụng tiêu chuẩn biện pháp theo từng cấp để quản lý mức độ nguy hiểm: Mức độ nguy hiểm “Có thể chấp nhận”, Mức độ nguy hiểm “Có thể chấp nhận giảm nhẹ” và Mức độ nguy hiểm “Không được phép”” - ông Yeon Hyun An cho biết.

Cũng theo ông Yeon Hyun An, đánh giá mức độ nguy hiểm đối với từng đường ngang dân sinh tự phát, nếu khu vực đó đạt từ mức 3 trở lên thì sẽ phải chỉ định thành điểm đen về ATGT. Khi đó phải lập sổ quản lý đối với điểm đen này. Sổ quản lý Điểm đen phải được cập nhật thông tin định kì và thường xuyên.

Nguồn: mt.gov.vn